5 thiết bị y tế cơ bản nên có cho bệnh nhân sau đột quỵ

bởi Nga
thiết bị y tê

Sức khỏe của bệnh nhân, sau đột quỵ, cần được theo dõi và chăm sóc hàng ngày. Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng qua ăn uống, tập luyện hồi phục chức năng, người trong nhà nên đầu tư thêm những thiết bị y tế cần cho người bệnh.  Đó là công cụ giúp mình xử lý kịp thời, bảo vệ  sức khỏe cho người bệnh trong mọi điều kiện.

Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi bệnh nhân sẽ có nhu cầu mua thiết bị y tế khác nhau. Tuy nhiên, trong nhà có người bệnh sau đột quỵ cần trang bị tối thiểu 5 dụng cụ như sau:

1. Khẩu trang y tế

  • Dịch bệnh Covid 19 vẫn còn đang phức tạp. Khẩu trang  bảo vệ chính mình khỏi những mầm bệnh lây lan bằng đường hô hấp hay tuyến nước bọt, khi chúng ta đi ra ngoài.
  • Người bệnh đi vệ sinh. Llúc dọn dẹp nên mang khẩu trang vào bảo vệ mình khỏi các vi khuẩn gây bệnh.
  • Trên thị trường có rất nhiều loại khẩu trang y tế. Tùy theo túi tiền và nhu cầu mình ra nhà thuốc chọn mua.

2. Nhiệt kế

Mỗi gia đình bình thường  hay có người bệnh như nhà mình, thì cũng nên trang bị một cây nhiệt kế. Nó giúp mình xác đinh lại nhiệt độ cơ thể của mình.  Khi có các dấu hiệu nóng, sốt để có thể xử lý bằng cách uống thuốc, hay dùng khăn lau mát cơ thể.

Tùy theo điều kiện, sở thích mỗi nhà mua nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại hay nhiệt kế thủy ngân. Với gia đình bình thường như mình, thì nhiệt kế thủy ngân là lựa chọn tiện lợi nhất. Nó vừa rẻ, phổ biến dễ sử dụng lại độ chính xác cao. Do nhiệt kế thủy ngân kẹp ở nách là điểm phản ánh rất chính xác thân nhiệt cơ thể.

Tuy nhiên, dùng thì hơi mất thời gian. Do nhà mình chỉ dùng cho người lớn nên cũng không đến nỗi khó khăn. Nhưng nhà có con nhỏ nên cẩn thận. Vì nhiệt kế thủy ngân phải kẹp nách. Nếu gặp những trẻ hay quấy khi ốm sốt thì khó giữ được đủ lâu để đo nhiệt độ chính xác.

Bảo quản cũng phải thật cẩn thận.  Vì  nhiệt kế này làm bằng thủy tinh nên rất dễ vỡ, có thể gây ngộ độc thủy ngân, gây chảy máu cho trẻ và người nhà. Vạch thủy ngân trong ống cũng khó đọc, loang loáng dễ gây nhầm lẫn về kết quả.

3. Máy đo huyết áp

Đây là dụng cụ rất quan trọng đối với người bị tiểu đường, cao huyết áp. Đặc biệt, với bệnh nhân sau đột quỵ:

  • Giúp theo dõi và kiểm tra huyết áp thường xuyên ngay tại nhà.
  • Đồng thời  giúp mình biết điều chỉnh được chế độ ăn uống và chế độ tập luyện giúp ổn định huyết áp.
  • Phòng ngừa được tai biến không mong muốn xảy ra lần nữa.

Trên thị trường, có 2 loại máy đo huyết áp:

  • Máy đo huyết áp cơ: Độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, cần có chuyên môn để biết nghe nhịp tim để đo. Máy này phù hợp với người nhà có làm trong ngành y tế.
  • Máy đo  huyết áp điện tử: dễ thực hiện phù hợp với tất cả mọi ngừời. Việc đọc các chỉ số cũng dễ. Tùy dòng máy, đôi khi cũng có độ chênh lệch, nhưng cũng không đáng kể. Nhà mình cũng mua máy đo điện tử, để cho tất cả mọi người có thể sử dụng.

Hiện tại thì mình đang xài máy của hãng Microlife. Đây là hãng của Thụy Sĩ,  rất phổ biến ở Việt Nam, là nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thiết bị chăm sóc sức khoẻ gia đình.

4. Máy đo đường huyết

Người thân mình bị biến chứng của tiểu đường qua đột quỵ. Nên vấn đề làm sao ổn định đường huyết mình rất quan tâm. Từ việc bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho người bị tiểu đường. Đến việc kiểm tra để xác định lại chế độ ăn như thế có phù hợp chưa rất quan trọng.

Theo khuyến cáo của hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, nếu chưa bị tiểu đường, bạn nên kiểm tra đường huyết định kỳ 6 tháng 1 lần. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường (đường huyết lúc đói từ 5,6 – 6,9 mmol/l), bạn nên kiểm tra 2 tháng 1 lần.

Tuy nhiên, với người bệnh sau đột quỵ, với trường hợp nhai thức ăn thô bình thường được, thì lúc đầu từ bệnh viện về nên 2 đến 3 ngày kiểm tra một lần. Do lúc đó còn yếu đường dao động liên tục. Dần dần về sau ăn uống đi lại bình thường, thì mình giãn ra 1 tuần/lần. Đến bây giờ, đã hơn nửa năm thì mình kiểm tra 2 tuần/ 1 lần. Cái này tùy cơ thể người bệnh.

Khi chăm lâu thì mình dễ nhận thấy dấu hiệu đường lên hay xuống. Nhưng nên kiểm tra thường xuyên theo cơ thể người bệnh. Đừng để người bệnh ám ảnh việc thử đường huyết là được. Bởi mỗi lần thử cũng đau.

Với các trường hợp đặc biệt, khó nuốt, đúc ống,… nên hỏi ý kiến người chuyên môn để tư vấn chi tiết.

Trên thị trường có rất nhiều dòng máy rất tốt cho mình lựa chọn. Hiện tại thì mình dùng máy Gluco Dr Auto AGM-4000 của Hàn Quốc.

Xem thêm bài viết: Review: Máy đo đường huyết Gluco Dr Auto AGM-4000

5. Đệm hơi chống loét

  • là đệm khí giúp chống loét
  • Dành cho các bệnh nhân cần phải nằm tại giường trong thời gian (trên 15h một ngày) dài.
  • Giúp ngăn chặn – chữa trị chứng lở loét do nằm lâu của các bệnh nhân bị liệt, phỏng, gãy xương, sau phẫu thuật và người già.
  • Cơ chế hoạt động với chu kỳ bơm – xả,  giúp cho không khí bên trong đệm luôn giữ ở nhiệt độ ở mức 27 – 28 độ C.
  • Tạo cảm giác thoải mái. Nhờ sự luân chuyển giữa các múi đệm sẽ kích thích khả năng lưu thông máu tới các bộ phận.

Đệm hơi thì đây là thiết bị mình biết và dùng nó lần đầu tiên. Khi người thân mình vô nằm viện tại Bệnh viện đa khoa quốc S.I.S Cần Thơ, bệnh viện bán cho nên về đệm hơi thì tới bây giờ mình vẫn xài nệm chống loét Nakita Nk-01.

Các dòng máy mình chia sẻ có bán rất nhiều trên thị trường. Nếu gia đình mình có nhu cầu, tại địa phương có bán sẵn thì nên đến cửa hàng gần nhất.  Để mình có thể nhận được sự tư vấn của nhân viên cho mình dòng máy phù hợp.

Nếu như không có cửa hàng bán sẵn, các bạn có thể tìm kiếm trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki hay Shopee để có thể tham khảo thông tin sản phẩm, giá bán phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình.

Để lại một bình luận